Sơn ô tô loại nào tốt? Các loại sơn xe trên thị trường Việt Nam

Sơn ô tô loại nào tốt? Các loại sơn xe trên thị trường Việt Nam

Sơn ô tô loại nào tốt? Các loại sơn xe trên thị trường Việt Nam

Sơn ô tô loại nào tốt? Các loại sơn xe trên thị trường Việt Nam

Sơn ô tô loại nào tốt? Các loại sơn xe trên thị trường Việt Nam
Sơn ô tô loại nào tốt? Các loại sơn xe trên thị trường Việt Nam

Địa chỉ: Số 1A Hồ Ngọc Cẩn, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, Tp.HCM

Email: kimanhpaint@gmail.com

Sơn ô tô loại nào tốt? Các loại sơn xe trên thị trường Việt Nam
Ngày đăng: 17/08/2023 11:50 AM

    Khi quyết định sơn lại xe, bạn cần quan tâm đến sơn ô tô loại nào tốt cũng như các lưu ý xung quanh quá trình này. Tinxe.vn sẽ cung cấp đến bạn thông tin hữu ích trong bài viết sau.

    Màu sơn xe là yếu tố quan trọng quyết định đến tính thẩm mỹ của ô tô. Sau một thời gian dài sử dụng, chúng có thể bị bong tróc, trầy xước, bạc màu,... khiến cho "nhan sắc" của chiếc xe không còn đẹp và mới như trước, bởi vậy mà nhiều chủ xe quyết định sơn lại nhằm "tút tát" cho "xế cưng" của mình.

    Việc sơn xe ô tô cũng tốn chi phí không hề nhỏ, tùy thuộc vào diện tích bề mặt vết xước, loại sơn và nhu cầu của lái xe mà giá cả có thể chênh lệch rất lớn. Bên cạnh việc tìm hiểu cơ sở dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín thì các lái xe cũng quan tâm đến sơn ô tô loại nào tốt. Dưới đây là tổng hợp các loại sơn xe được nhiều chủ xe lựa chọn để bạn tham khảo.

    Đa phần các dịch vụ chuyên nghiệp tại Việt Nam bây giờ đều sử dụng những loại sơn ô tô chính hãng nhập khẩu từ các nước sản xuất ô tô lớn như Nhật, Mỹ, Đức…nhằm đảm bảo chất lượng sơn. Ngoài ra khi dùng sơn ngoại, đặc biệt tại chính hãng sản xuất cung cấp thì càng đảm bảo độ bền đẹp của sơn mới giống với lớp sơn ban đầu.

    Để hiểu về các loại sơn xe, trước hết chúng ta cần nắm rõ những thành phần cơ bản của sơn gồm:

    - Chất tạo màng (binders)

    - Bột màu (pigments)

    - Phụ gia (additives)

    - Dung môi (solvents)

    Chất tạo màng (chiếm 40-60%): Là chất kết dính cho tất cả  các loại bột màu và tạo màng bám dính trên bề mặt vật chất. Chất tạo màng sử dụng trong sơn được xác định bởi loại sơn, khả năng sử dụng và mục đích sử dụng. Chất tạo màng phải  bảo đảm về khả năng bám dính, liên kết màng và độ bền màng.

    Bột màu (chiếm 7% – 40%): Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thường là dạng bột. Chức năng chính của màu là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Ngoài ra, màu còn ảnh hưởng một số tính chất màng sơn như: độ bóng, độ bền...

    Phụ gia (Chiếm 0% - 5%): Là loại chỉ sử dụng với một lượng rất nhỏ nhưng làm tăng giá trị sử dụng, khả năng bảo quản,tính chất của màng.

    Dung môi và chất pha sơn: Dung môi là chất lỏng dùng để hòa tan nhựa, chất màu, chất độn và hòa trộn chúng với nhau tạo thành hỗn hợp sơn.Chất pha sơn được dùng để pha loãng màu sơn cơ bản đến độ loãng (độ nhớt) thích hợp cho sơn. Cả dung môi và chất pha sơn đều bay hơi khi sấy khô và không nằm lại trong lớp sơn. Đặc tính nhựa trong sơn sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng.

     

     

    Thực tế trong giới thợ sơn tại Việt Nam, mai-đơ là tên thường gọi để chỉ tổng hợp của chất tạo màng (nhựa) dung môi và phụ gia trong thành phần của sơn. 

    1.  Sơn Dupont

    Là thương hiệu sơn cao cấp của Mỹ, sơn ô tô Dupont có tỷ lệ sơn 30% và mai - đơ 70%, nhận được nhiều đánh giá tốt nhất về chất lượng với ưu điểm:

    • Màu dễ vào, mịn và sáng, đặc biệt là màu hệ nhũ.
    • Dầu bóng tốt, dễ phun (ít bị lỗi hoa, đốm khi phun).

    Tuy nhiên, dòng sơn này cũng có nhược điểm là giá khá cao (trung bình 850.000/1kg), màu bắn lâu khuất, bả matit làm khô chưa tốt…

     

     

    2.  Sơn RM

    Sơn RM cũng là một thương hiệu sơn cao cấp đến từ Đức. Sơn xe ô tô RM chất lượng tốt, có ưu điểm:

    • Độ bóng cao.
    • Thời gian khô nhanh.
    • Không bị xô nhũ khi sơn.
    • Bả matit và tốt, tạo màu đẹp, bóng.

    Cũng giống như sơn Dupont, giá  sơn RM của Đức được cho là cao nhất tại thị trường Việt Nam, dao động trong khoảng 1.100.000/1kg.

    3.  Sơn Sikkens

    Sơn Sikkens là thương hiệu đến từ Hà Lan, được đánh giá cao về chất lượng, có thể so sánh tương đương với Dupont mà giá thành lại rẻ hơn. Sơn Sikkens có đặc điểm:

    • Vào màu dễ và chuẩn (nhất là xe Hyundai từ 2010 trở lại đây).
    • Bả matit khô chuẩn, điền đầy, xốp, dễ mài.
    • Sơn lót khô nhanh, độ điền đầy cao, dầu bóng tốt. 
    • So với sơn xe Dupont thì Sikkens khó vào hệ màu nhũ hơn.

     

     

    4. Sơn Nexa

    Đây là thương hiệu sơn xe nổi tiếng của tập đoàn PPG (Mỹ). Sơn Nexa còn được gọi là sơn PPG hoặc sơn ICI Nexa (PPG). Đặc điểm của dòng sơn này là:

    • Màu hơi tối thích hợp với màu không trong.
    • Nhanh vào màu, tỷ lệ mai-đơ 30% – sơn 70%.
    • Có dòng sơn gốc nước EHP độ phủ và màu đẹp.
    • Sơn PPG có mức giá trung bình.

    5. Sơn Valspar

    Sơn Valspar thuộc thương hiệu sơn xe của tập đoàn sơn xe lớn nhất thế giới - Valspar (Mỹ). Ưu điểm của sơn này là:

    • Không bị xô nhũ khi sơn.
    • Màu đẹp, bóng,
    • Chất lượng ổn
    • Giá thành trung bình

    6. Sơn Nippon

    Sơn Nippon đã khá quen thuộc tại Việt Nam, đây là dòng sơn của Nhật, được các hãng xe ô tô như Toyota, Honda, Nissan, Hyundai,Mazda, Mitsubishi, Hino, Isuzu,… sử dụng và được đánh giá chất lượng ổn, giá cả phù hợp, rẻ hơn so với các dòng sơn cao cấp khác, độ bền màu cao.

     

     

    Ngoài các dòng sơn trên còn có các loại sơn khác như: Sơn Noroo-Nanpao (Hàn Quốc), sơn Hi-Q (Hàn Quốc), Dulux (Mỹ), sơn Debeer (Hà Lan),...

    Mỗi loại sơn sẽ có ưu điểm riêng, trong đó 3 thương hiệu sơn ô tô lớn được sử dụng nhiều nhất là Sikkens, Dupont, Nexa. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện tài chính mà chủ xe có thể đưa ra lựa chọn phù hợp. 

    Zalo
    Zalo